Rễ thần kinh cổ bị chèn ép là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lý thoái hóa đột sống cổ. Nó khiến người bệnh thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau ở cổ, dần ra các khu vực khác như vai, cánh tay, bàn tay… Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh nhé.
Hiểu về tình trạng thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh
Thoái hóa cột sống được hiểu là tình trạng viêm và lắng đọng canxi, xảy ra ở các dây chằng quanh cột sống. Nó không chỉ khiến cho các lỗ liên hợp nằm sau đốt sống bị hẹp mà còn cản trở quá trình lâu thông máu, chèn ép rễ thần kinh.
Thoái hóa cột sống cổ thường gây chèn ép rễ thần kinh cổ cùng với dây thần kinh cổ - cánh tay với các biểu hiện như:
- Chèn ép dây thần kinh cổ: Người bệnh thường xuyên thấy bị đau, tê mỏi ở vùng gai gáy. Khi cử động, cơn đau diễn ra âm ỉ khiến người bệnh không thể tập trung.
- Chèn ép dây thần kinh cổ & cánh tay: Người bệnh bị đau nhức, ngứa, mất cảm giác, khó cầm nắm và vận động cánh tay, bàn tay.
Rễ thần kinh cổ bị chèn ép nguy hiểm như thế nào ?
Thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép dây thần kinh là một biến chứng vô cùng nguy hiểm, bởi càng lâu dài về sau thì người bệnh càng phải đối mặt với nguy cơ bị mất cảm giác, teo cơ, bại liệt chi trên, rối loạn tiền đình… Hệ quả là bị mất dần khả năng vận động, chất lượng cuộc sống suy giảm nghiêm trọng.
Do diễn tiến âm thầm của bệnh lý thoái hóa xương khớp mà nhiều người thường bỏ qua những triệu chứng ban đầu, dù dây là khoảng thời gian vàng để có thể điều trị hiệu quả, nhanh chóng. Do đó, khi cảm nhận được các cơn đau bất thường tại cổ - vai và những vùng lân cận thì các bạn nên nhanh chóng tới bệnh viện để được khám và điều trị.
Chẩn đoán và điều trị
Thông qua khám, các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân cũng như mức độ chèn ép.
Khám lâm sàng: Hỏi người bệnh về tiền sử, thói quen, diễn biến của bệnh trong thời thời gian gần đây. Kiểm tra khả năng vận động, cảm giác, phản xạ để đánh giá mức độ bị chèn ép của rễ thần kinh. Xác định các tư thế và cử động gây đau theo sự phân bố của rễ thần kinh.
Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang để đánh giá đường cong sinh lý của cột sống, đồng thời nhận biết gai xương, hẹp đĩa đệm, lỗ liên hợp. Chụp CT để tìm gai xương. Chụp cộng hưởng từ để đánh giá chi tiết mức độ bị chèn ép của các rễ thần kinh.
Dựa vào nguyên nhân và tình trạng cụ thể mà các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp:
Phẫu thuật: Cắt đĩa đệm, thay đĩa nhân tạo… Việc điều trị xâm lấn tất nhiên có những rủi ro nhất định như nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương thần kinh, tổn thương tủy, sốc thuốc gây mê, rách màng cứng gây ró dịch não tủy. Phẫu thuật được chỉ định khi người bệnh không đáp ứng được với điều trị bảo tồn.
Điều trị bảo tồn: Giúp người bệnh tránh được các rủi ro so với điều trị xâm lấn.
Phục hồi chức năng thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh với dụng cụ tập vật lý trị liệu.