Người cao tuổi thường hay bị đau nhức gót chân, biểu hiện rõ nhất chính là đau nhói khi đột ngột đứng dậy. Nguyên nhân là do thoái hóa xương gót chân khiến nó mọc gai hoặc do viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng cơ gân bàn chân hay viêm bao hoạt dịch phần gót.
Khi thấy biểu hiện bệnh, tốt nhất là bệnh nhân cần phải đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh, sau đó tiến hành điều trị sớm để tránh tình trạng bệnh trở nên mãn tính gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi hoạt động đứng lên, ngồi xuống và di chuyển.
Một số cách bấm huyệt:
Trước tiên, để tăng cường tác dụng khi bấm huyệt, bạn hãy ngâm chân vào nước muối ấm trong khoảng 7 – 10 phút cho phần da chân mềm ra, đồng thời mạch máu dưới da giãn nở. Tiếp đó, dùng tay ấn nhẹ vị trí đau nhất ở vùng gót chân rồi dùng lực của ngón tay cái day điểm đau này từ nhẹ đến mạnh chừng 5 phút, rồi dùng lực của ngón tay bấm vào điểm đau đó với cường độ vừa phải trong khoảng 1 phút. Cuối cùng day ấn huyệt Dũng Tuyền ở chỗ lõm của lòng bàn chân, tại điểm nối 2/5 tước và 3/5 sau cảu đoạn nối đầu ngón chân thứ 2 đến điểm giũa bờ sau gót chân.
Day bấm huyệt Phong Trì:
Vị trí huyệt Phong Trì nằm ở trong góc lõm được tạo bởi đáy hộp sọ và bờ ngoài khối cơ phía sau cổ. Day bấm hai huyệt Phong trì trong 5 phút giúp khí huyết lưu thông, giảm đau nhức.
Day bấm huyệt Túc Căn:
Vị trí huyệt Túc Căn tính từ giữa nếp gấp cổ tay đo lên 8 phân. Tất cả các triệu chứng đau gót chân do bát kỳ nguyên nhân nào đều có thể dùng huyệt này để đặc trị. Với tình trạng đau hẹ thì bấm 1 – 2 lần. Bệnh nặng thì bấm lâu tới nửa tháng mới ổn định.
Day bấm các huyệt sau: huyệ Thừa Sơn (nằm ở giữa bắp chân phía sau0; huỵet Tam Âm Giao (nằm trên đỉnh mắt cá trong đo lên 3 tấc ), huyệt Giải Khê nằm ở chỗ lõm nếp gấp cổ chân; huyệt Côn Lôn nằm ở chỗ lõm giữa điểm cao nhất của mắt cá chân ngoài và bờ sau gân gót. Mỗi huyệt bấm chứng 2 – 3 phút.
Tiếp đó, miết từ 1/3 dưới cẳng chân đến gân gót chân, rồi dùng các ngón tay day bóp gót chân.
Duỗi thẳng chân, xoay cổ chân theo chiều kim đồng hồ 10 lần rồi xoay ngược lại và đổi bên, hoặc co chân lại, một tay nắm cổ chân, tay còn lại nắm lấy bàn chân, xoay quanh cổ thân 30 lần theo chiều kim đồng hồ rồi đổi chiều và làm tương tự với chân còn lại.
Dùng bàn tay xát phía trong và phía ngoài gót chân cho tới khi đạt cảm giác nóng lên là được.
Cuối cùng, day ấn điểm đau thêm lần nữa trong vòng nửa phút.
Ngồi vững, đưa hai gót chân lại gần nhau, cọ xát hai gót chân vào nhau cho nóng lên cũng là một cách giúp cho gó chân giảm đau.
Hoặc đun nóng giấm chua rồi ngâm chân cho đến khi giấm nguội cũng là một cách dùng để chữa bệnh.
Trong cuộc sống hàng ngày các bạn nên trang bị ghế mát xa, đặc biệt là ghế massage toàn thân để chăm sóc sức khỏe mỗi ngày, giúp thư giãn cũng như trị liệu hiệu quả!