Lợi ích và tác dụng của ngồi thiền trị bệnh

Ngày đăng 09/03/2021 14:02

Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng những tác hại của biến đổi môi trường, vi khuẩn vi rút, thức ăn độc hại chỉ chiếm 10% nguyên nhân gây ra bệnh cho chúng ta, còn lạ đến 90% nguyên nhân gây bệnh đến từ bên trong cơ thể.

loi-ich-va-tac-dung-cua-ngoi-thien-tri-benh

Lợi ích và tác dụng của ngồi thiền trị bệnh

Cơ thể con người được cấu trúc từ tế bào - thành phần nhỏ nhất của cơ thể. Từ đó, tế bào phát triển thành mô, mô phát triển thành cơ phận và cơ phận phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh. 

Cơ thể chúng ta luôn luôn đòi hỏi được nạp đầy đủ năng lượng, khi sức lực bị tiêu hao quá nhiều chúng ta sẽ gặp phải những hiện tượng như mệt mỏi. Do đó, cơ thể cần phải được nghỉ ngơi và nạp thêm năng lượng. Tuy nhiên, nếu không được đáp ứng đầy đủ thì chúng ta sẽ dễ bị bệnh, kiệt sức.

loi-ich-va-tac-dung-cua-ngoi-thien-tri-benh-1

Hiểu được điều này, ngồi thiền đã được đưa vào trong tập luyện. Khi chúng ta ngồi thiền sẽ giúp cho cơ thể điều chỉnh lại năng lượng, cân bằng lại các cơ phận, từ đó cơ thể sẽ nhanh chóng hồi phục.
Trong cuộc sống hiện nay, con người phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, tạo nên căng thẳng, stress.

Cộng thêm việc môi trường đang bị biến đổi quá nhiều thì trong khoảng thời gian nhất định khi mà sức chịu đựng của con người không còn cố thêm được nữa thì mạch máu, khí huyết lưu thông kém, cơ thể không nạp đủ năng lượng, cơ thể sẽ dần sinh ra bệnh tật. Nhưng theo kiến thức y học cổ truyền phương đông: Nếu như các luân xa được khai mở thì sẽ giúp khí huyết lưu thông, kinh mạch được khai thông thì cơ thể sẽ dần lấy lại được sự cân bằng vốn có. Nói cách khác thì đây chính là cơ chế hoạt động của ngồi thiền.

loi-ich-va-tac-dung-cua-ngoi-thien-tri-benh-2

Vậy ngồi thiền như thế nào là chính xác? Một điều tưởng chừng rất đơn giản nhưng nhiều người lại bị sai trong thực hiện nên nó sẽ không có hiệu quả với người thực hiện mà ngược lại còn gây ra hậu quả như: đau nhức vì sai tư thế hay suy nhược cơ thể,…Dưới đây là một số chia sẻ để bạn có thể có được tư thế ngồi thiền đúng cách.

Trước tiên, ta cần ngồi thiền ở trong không gian yên tĩnh, không ồn ào cùng tâm thế thoải mái, không tính toán hay suy nghĩ gì cả, thả lỏng toàn bộ tinh thần. Tư thế ngồi dễ nhất cho người mới bắt đầu là tư thế ngồi bình thường: lưng thẳng, toàn thân thả lỏng, hai tay trong tư thế thiền đặt lên đầu gối. 

loi-ich-va-tac-dung-cua-ngoi-thien-tri-benh-3

Với những ai đang làm quen với ngồi thiền thì có thể ngồi tư thế bán kiết già: chân này chéo qua chân kia, còn với những ai muốn thử làm điều khó hơn thì có thể thử sức với tư thế toàn kiết già: hai bàn chân đặt ơ vị trí chéo vào nhau, bàn chân của chân này đặt lên bắp chân kia - đây là tư thế ngồi vững nhất. Lưu ý, khi ngồi thiền không nhất thiết phải cưỡng ép phải thẳng lưng, điều quan trọng là sống lưng được thoải mái. Khi ngồi, không được động đậy, tâm trí cần được thư giãn và thảnh thơi. Chỉ khi ngồi đúng thì năng lượng trong cơ thể mới được lưu chuyển thông suốt và mạnh khỏe.

loi-ich-va-tac-dung-cua-ngoi-thien-tri-benh-4

Theo tâm lí học, ngồi thiền sẽ giúp con người học được cách kiềm chế cảm xúc và suy nghĩ lạc quan, tích cực hơn trong cuộc sống. Không phải lúc nào cũng chữa bệnh bằng thuốc mới là tốt nhất. Như vậy chỉ cần ngồi thiền đúng cách, thường xuyên kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng thì chúng ta đã có được một sức khỏe tốt. Một điều dễ dàng như vậy thì bạn đọc còn chần chừ gì mà không thực hiện luôn phải không nào?