Phương pháp lấy nhân đệm qua nội soi 

Ngày đăng 14/10/2021 16:24

Tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm cột sống bị thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, gây chèn ép vào ống sống hoặc các rễ thần kinh sống. Người bệnh thoát vị thường bị đau đớn và hạn chế khả năng vận động. Nếu không được phát hiện kịp thời sẽ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là liệt nửa người.

phuong-phap-lay-nhan-dem-qua-noi-soi

Phương pháp lấy nhận đệm qua nội soi 

Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm nhé.
Bệnh thoát vị đĩa đệm lưng có thể gây chèn ép rễ thần kinh 

Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng thoát vị đĩa đệm lưng chèn ép rễ thần kinh:

phuong-phap-lay-nhan-dem-qua-noi-soi-1

- Cơn đau từ thắt lưng lan xuống chân.

- Khiến chân bị yếu vận động.

- Cảm giác của người bệnh bị thay đổi.

- Xảy ra tình trạng giảm phản xạ gân, xương.

- Rễ thần kinh dương tínhcó dấu hiệu bị căng.

- Người bệnh cảm thấy căng khi ấn dọc đường đi của dây thần kinh…

phuong-phap-lay-nhan-dem-qua-noi-soi-2

Phương pháp phẫu thuật lấy nhân đệm

Để điều trị thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng hiệu quả, có hai phương pháp ngoại khoa được áp dụng phổ biến, đó là:

Ứng dụng vi phẫu thuật để loại bỏ nhân đệm 

Phương phày được đánh giá là hiệu quả nhất và được áp dụng rộng rãi trong điều trị thoát vị đĩa đệm bằng ngoại khoa. Để thực hiện phương pháp vi phẫu loại bỏ nhân đệm, bác sĩ sử dụng kính vi phẫu thuật để loại bỏ nhân đệm nhằm giải phóng rễ thần kinh. 

phuong-phap-lay-nhan-dem-qua-noi-soi-3

Ưu điểm của phương pháp này là không gây tổn thương tủy sống, các tĩnh mạch quanh màng cứng, nhân đệm, các rễ thần kinh… nên nó  hạn chế thấp nhất những biến chứng cho người bệnh.

Ngày nay, với điều kiện khoa học kỹ thuật hiện đại, hệ thống ống nong kết hợp với kính vi phẫu cũng được ứng dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm để giảm thiểu tổn thương cho người bệnh.

phuong-phap-lay-nhan-dem-qua-noi-soi-4

Với phương pháp này còn ưu điểm đáng nói đó là thời gian mổ ngắn. Chỉ sau 24 giờ mổ là người bệnh có thể đứng dậy, đi lại bình thường, sau khoảng 3 - 4 ngày là có thể xuất viện.

Phương pháp lấy nhân đệm qua nội soi 

Cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến để điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Mặc dù kết quả điều trị của phương pháp này cũng khá cao nhưng nó còn nhiều hạn chế so với phương pháp lấy nhân đệm vi phẫu. 

phuong-phap-lay-nhan-dem-qua-noi-soi-5

Những trường hợp chống chỉ định phương pháp lấy nhân đệm nội soi.

- Người bị thoát vị đĩa đệm tái phát và xơ hóa.

- Trường hợp bị thoát vị đĩa đệm kèm theo hẹp ống sống.

- Những người bệnh trước đây đã từng phẫu thuật cột sống thắt lưng.

phuong-phap-lay-nhan-dem-qua-noi-soi-6

- Những người bị hẹp lỗ liên hợp.

- Người bị hẹp ngách bên.

- Người bị mất vững cột sống.

- Trường hợp thoát vị trung tâm và thoát vị đĩa đệm nhiều tầng.

- Trường hợp bị hẹp khoang đĩa đệm và hẹp lỗ liên hợp.

phuong-phap-lay-nhan-dem-qua-noi-soi-7

Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cần có chế độ dinh dưỡng khoa học; Vận động và nghỉ ngơi hợp ý.

Tập luyện thể dục thể thao phù hợp thể trạng. Ngoài ra các bạn có thể sử dụng ghế massage toàn thân. Các ghế massage hiện đại được trang bị hệ thống con lăn 4D, chế độ kéo giãn kiểu Thái, massage không trọng lực rất tốt trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoát vị cột sống.